Xưởng In Tem Nhãn - In Hộp Giấy - In Túi Giấy Tại Hà Nội
Sản phẩm
hotline 0963223884 (Báo Giá In An Anh)
hotline 0934510662 (Tư Vấn Kĩ Thuật)

Kiến Thức In Ấn

Truy tìm 6 công nghệ in sắc nét, giá tốt và ứng dụng của từng công nghệ 

Công nghệ in ấn phát triển nhanh như vũ bão với vô số kỹ thuật phức tạp. Ngay cả những người đã có kinh nghiệm đi in ấn lâu năm cũng chưa chắc đã chọn đúng để có thành phẩm sắc nét nhất, hoàn hảo nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Dưới đây, chuyên viên in ấn An Anh trên 10 năm kinh nghiệm lần đầu tiên phân tích tường tận ưu nhược điểm của các công nghệ in ấn hot nhất hiện nay. Từ đó giúp bạn tìm được phương pháp in ấn phù hợp với túi tiền và mục tiêu của mình.

1. Công nghệ in offset

Công nghệ in offset là gì?

In offset là công nghệ in gián tiếp. Mực in được ép lên các tấm offset làm từ cao su. Tiếp theo, tấm màng cao su này ép trực tiếp lên giấy in, cho ra các thành phẩm in ấn sạch đẹp không tì vết.

Ứng dụng của công nghệ in offset

Tính tới thời điểm hiện tại, in offset đang là công nghệ “soán ngôi” đầu bảng top công nghệ in sử dụng nhiều nhất vì giá thành rẻ khi in từ vài ngàn bản tới vài chục ngàn bản in. Thêm vào đó, đường nét ấn sắc sảo, mực lên đều, bản in sạch đẹp, chuyên nghiệp.
Trong thực tế, công nghệ này được sử dụng rộng rãi để:

Nhược điểm của công nghệ in offset:

  • In offset phù hợp để in số lượng từ 1000 bản trở lên. Nếu bạn in với số lượng ít khoảng vài chục đến vài trăm bản thì chi phí khá cao.
  • Thời gian in khoảng từ 1-2 ngày. Với những trường hợp cần gấp thì không nên chọn công nghệ in offset.
  • Không thể sửa đổi nội dung biến thể trên từng bản in.

2. Công nghệ in nhanh kỹ thuật số

Công nghệ in nhanh kỹ thuật số là gì?

Đây là công nghệ in ấn mới nhất hiện nay và đang dần thay thế các công nghệ in ấn truyền thống. Khi nhận được dữ liệu truyền từ máy chủ, hệ thống máy in kỹ thuật số sẽ tự động tính toán chính xác lượng mực, màu sắc để phun mực lên vật liệu cần in. Thành phẩm thu được là các bản in đẹp mắt, sắc sảo, hài hòa nhất.

Ưu điểm và ứng dụng của in nhanh kỹ thuật số

  • Có thể in nhanh lấy liền, không mất thời gian chờ đợi.
  • In kỹ thuật số có giá thành tương đối rẻ khi in số lượng ít.
  • Phương pháp này có thể sử dụng để in trên nhiều chất liệu như vải, giấy, nhựa… và có thể in tranh ảnh sắc nét trên khổ giấy lớn.
  • Bạn hoàn toàn chủ động chỉnh sửa nội dung trên từng bản in khác nhau.
  • Công nghệ in kỹ thuật số được ứng dụng rộng rãi để in áo thun, in tờ rơi, in bao bì, túi giấy, in tem nhãn, in decal…

Nhược điểm của phương pháp in nhanh kỹ thuật số

Đây là phương pháp in lần lượt các bản nên in số lượng lớn sẽ mất nhiều thời gian, chi phí cao.

3. Công nghệ in Flexo

In Flexco là gì?

Tên đầy đủ của công nghệ in này là Flexography. Đây là công nghệ in nổi các dòng chữ, các logo và hình ảnh trên vật liệu. Trong đó, quy trình diễn ra như sau:
Bước 1: Kỹ thuật viên sử dụng trục Anilox có khắc lõm thành nhiều ô vuông nhỏ để chứa mực. Một đầu trục được nhúng trong máng mực.
Bước 2: Từ máng mực in, dòng mực tràn vào các kẽ lõm trên trục Anilox. Lượng mực dư thừa bên ngoài trục anilox sẽ được gạt sạch bằng dao. 
Bước 3: Mực in từ các ô trục Anilox dàn đều lên khuôn in làm từ màng cao su (khuôn in ngược chiều so với bản in). Sau đó, tấm màng cao su này sẽ ép trực tiếp lên bề mặt vật liệu (giấy, thủy tinh,..) để cho ra thành phẩm đúng chiều, đúng đường nét giống như thiết kế.
Ưu điểm và ứng dụng của in Flexco:
Hiện tại, Flexco có thể in được số lượng bản in từ ít đến nhiều, giá thành tương đối tốt và đang được sử dụng để in trên các bề mặt khó bắt mực như: In Flexco trên nhựa: in hộp nhựa đựng thức ăn, cốc nhựa, thau nhựa, decal bằng nhựa..
  • In Flexco trên thủy tinh: ly, chén, hộp thủy tinh…
  • In Flexco trên giấy bạc, phim, thùng carton… 
  • In các ấn phẩm dạng cuộn như in giấy dán tường, in các tấm mành che phủ....

Nhược điểm của in Flexco:

Nhìn chung, đây là phương pháp in truyền thống, lâu đời nên tồn tại một số điểm hạn chế:
  • Mặt in dễ bị lem do thanh gạt không gạt hết mực và nhiệt độ trên trục in không ổn định.
  • Mực dư thừa nhiều gây hại cho môi trường.

4. Công nghệ in ống đồng

Công nghệ in ống đồng là gì?

Đây là công nghệ in lõm dùng để in số lượng lớn, từ vài chục ngàn tới hàng trăm ngàn bản in. 
Bước 1: Căn cứ vào bản thiết kế ban đầu, kỹ thuật viên sẽ dùng máy chuyên dụng để khắc lõm các hình ảnh, chữ viết lên trục đồng. 
Bước 2: Mực sẽ chảy vào các kẽ lõm trên trục đồng. Dao sẽ gạt sạch mực thừa. Nhờ vậy, lượng mực duy trì trong trục đồng vừa đủ để lên màu đều, đường nét sắc sảo chuẩn chỉnh trên bản in. 
Bước 3: Sau đó ống đồng được áp trực tiếp lên vật liệu cần in để tạo thành bản in hoàn chỉnh.

Ưu điểm và ứng dụng của in ống đồng

  • Độ bền của trục đồng rất cao (có thể bảo quản để in tái bản nhiều lần suốt hàng chục năm).
  • Các đường nét in ấn có độ chính xác gần như tuyệt đối nên được nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn ưu tiên lựa chọn để in ấn bao bì số lượng lớn, in sách - báo số lượng lớn...
  • In ống đồng còn có thể in trên các vật liệu màng ghép phức hợp nên được sử dụng rộng rãi để in các loại bao bì thức ăn chăn nuôi, bao bì đựng phân bón, bao bì đựng hóa chất, bao bì đựng mỹ phẩm…

Nhược điểm của in ống đồng

  • Quy trình chế tác ống đồng khác công phu nên tốn nhiều chi phí. Do đó, bạn bắt buộc phải in số lượng hàng chục ngàn bản in mới có giá rẻ.
  • Thời gian tạo ống đồng khá lâu nên kéo theo thời gian chờ đợi để in ấn cũng tương đối dài.

5. Công nghệ in lụa (in lưới)

In lụa là gì?

Công nghệ in lụa là công nghệ in truyền thống lâu đời có tuổi thọ gần 100 năm. Bản chất của công nghệ in lụa là để mực thấm qua vải lụa (hoặc tấm lưới) và tạo nên các hình ảnh như mong muốn. Cụ thể:
Bước 1: Kỹ thuật viên chế tác một khuôn in bằng vải lụa (hoặc bằng  tấm lưới). Các đường nét trên tấm vải làm khuôn in này có hình dạng đúng với hình ảnh cần in. Đối với một số vị trí không cần in, kỹ thuật viên sẽ dùng keo chuyên dụng để bít kín, đảm bảo mực không tiếp xúc ở các vị trí này.
Bước 2: Mực dàn đều lên khuôn lụa. Sau đó kỹ thuật viên sử dụng dao gạt bằng cao su gạt sạch lớp mực thừa. 
Dưới áp lực của dao gạt,  mực in sẽ thấm qua lớp vải và in trực tiếp lên bề mặt vật liệu. Cuối cùng, bạn sẽ thu được thành phẩm có hình dạng như mong muốn.  

Ưu điểm và ứng dụng của in lụa: 

  • In lụa dễ dàng áp dụng trên nhiều vật liệu như gỗ, kim loại, gốm sứ, áo, tranh vẽ, hộp giấy, thiệp cưới, bóng bay, in trên các vật liệu thủ công, mỹ nghệ…
  • In lụa không giới hạn về hệ màu nên kỹ thuật viên có thể chủ động điều chỉnh màu sắc đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.  
  • Chi phí in lụa tương đối rẻ, phù hợp với túi tiền của các doanh nghiệp nhỏ.

Nhược điểm của in lụa:

  • Thực tế, bản in lụa không cho thành phầm đẹp và sắc nét như in kỹ thuật số hay in offset. 
  • Quy trình in ấn thủ công, yêu cầu sự tỉ mỉ chỉn chu nên chỉ in được với số lượng rất ít.
  • Thời gian in lụa cũng chậm hơn rất nhiều so với in kỹ thuật số…

6. Công nghệ in Laser

In laser là gì?

Đây là một trong những công nghệ với quy trình hoạt động giống như một chiếc máy photo văn phòng. Trong công nghệ in laser, kỹ thuật viên sẽ sử dụng các loại mực khô để phục vụ cho quá trình in ấn.
Bước 1: Máy in laser nhận thông tin truyền từ máy chủ. Qua gương đa giác, máy in sẽ chiếu laser lên một trống từ để hình thành nên các điểm ảnh tương tự như file thiết kế ban đầu.
Bước 2: Trống từ quay qua ống mực. Các điểm ảnh từ trống từ hút mực khô bám đều lên bề mặt. 
Bước 3: Giấy in chuyển động qua trống từ. Lớp mực khô từ trống bám dính lên bề mặt giấy. Dưới tác động của nhiệt độ cao, mực bắt đầu bám chặt lên bề mặt giấy tạo nên các bản in đẹp mắt.

Ưu điểm và ứng dụng của công nghệ in Laser

  • Tốc độ in ấn của máy in laser nhanh hơn cả in nhanh kỹ thuật số nên rất phù hợp với những ai cần gấp, muốn in nhanh lấy liền.
  • Bạn có thể tùy ý thay đổi nội dung trên từng bản in.
  • Công nghệ in laser phù hợp với việc in ấn tài liệu thông thường, in hợp đồng văn phòng, in tờ rơi đen trắng, in các file ít màu với số lượng ít…

Nhược điểm của in laser: 

  • Màu sắc của công nghệ in laser không đa dạng.
  • Đường nét in ấn không sắc nét bằng công nghệ in offset.
  • Nếu bạn in số lượng lớn thì chi phí in ấn tương đối cao.
 
Lời khuyên dành cho bạn:
  • Nếu muốn in tờ rơi, in các ấn phẩm quảng cáo cho công ty hoặc các loại bao bì giấy, tem nhãn mác giấy decal để phục vụ cho chương trình marketing doanh nghiệp với số lượng từ 1000-2000 bản in thì nên chọn phương pháp in offset.
  • Nếu bạn muốn in các loại bao bì phức hợp, bao bì kraft ghép màng nhôm số lượng lớn >20.000 bản, nên chọn kỹ thuật in ống đồng.
  • Với các doanh nghiệp muốn in tranh treo tường, in banner ngoài trời,… hãy chọn phương pháp in kỹ thuật số là tiết kiệm nhất và cho chất lượng hoàn hảo nhất. 
Cần tư vấn thêm về bất cứ công nghệ in ấn nào, hoặc chưa biết nên chọn công nghệ in nào phù hợp với các ấn phẩm sắp ra mắt, bạn hãy liên hệ nhanh hotline 0934 510 662  của nhà in An Anh để được hỗ trợ nhé!

0 Đánh giá cho Kiến Thức In Ấn

0.00

Đánh giá trung bình

  • 5
    0.0% | 0 đánh giá
  • 4
    0.0% | 0 đánh giá
  • 3
    0.0% | 0 đánh giá
  • 2
    0.0% | 0 đánh giá
  • 1
    0.0% | 0 đánh giá

Đặt dịch vụ nhanh

Xưởng In Tem Nhãn - In Hộp Giấy - In Túi Giấy Tại Hà Nội
  • Đường đất song song phía tay trái cổng cụm sản xuất tập trung Tân, P. Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội ( Đi Ngõ 300 Nguyễn Xiển vào.)
  • 0963223884 - Báo Giá In An Anh
    0934510662 - Tư Vấn Kĩ Thuật
  • baogiainananh@gmail.com
Quý khách xin vui lòng xem qua các phương thức và
quy định đặt hàng tại In Nhãn Mác
Zalo: 0963223884