Thiết kế túi giấy thế nào là đẹp? Lựa chọn chất liệu giấy in nào là tốt? Làm sao để in ấn túi giấy màu sắc đẹp nhất là những câu hỏi thường trực của khách hàng. Nhưng bạn đã quên mất một công đoạn là linh hồn để tạo ra một chiếc túi giấy đẹp, tính thẩm mỹ cao đó là công đoạn gia công túi giấy. Còn rất nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến in túi giấy mà khách hàng đặt ra khi bắt đầu có ý định đặt in túi giấy chất lượng luôn quan tâm.
Vậy hãy cùng In Nhãn Mác An Anh tìm hiểu bài viết dưới đây để có được hình dung tốt nhất về việc gia công sau in túi giấy.
Sau khi trải qua công đoạn in ấn bằng máy in hiện đại để thể hiện toàn bộ nội dung cần thiết trên file lên mặt giấy in, các tờ giấy này sẽ được làm thành những chiếc túi giấy theo đúng kích thước đã được cắt sẵn. Do túi giấy không phải sản phẩm nào cũng như nhau nên một số công đoạn tạo ra túi giấy được làm bằng tay thay vì làm máy để có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng.
>>> Xem thêm: [GỢI Ý] Dịch vụ in túi giấy theo yêu cầu chất lượng tại Hà Nội
Để hoàn thiện một chiếc túi giấy thì công đoạn gia công khá nhiều bước cần thực hiện:
1. Công đoạn gia công cán bóng hoặc cán mờ
Gia công cán mờ, cán bóng là phủ một lớp polymer cán nhiệt dính lên túi giấy để tăng độ cứng cáp, độ bền, chống xước,… cho sản phẩm. Công đoạn này rất phổ biến, lại có giá thành hợp lí nên rất được ưa chuộng trong in ấn. Với phương pháp này, chiếc túi giấy của bạn sẽ có tính thẩm mĩ cao hơn, bắt mắt hơn so với việc không cán thông thường. Chiếc túi xách bằng giấy sẽ trở nên sáng bóng, mền mượt và trang nhã khi sử dụng kĩ thuật in này.
2. Công đoạn Ép nhũ (Áp dụng cho nhưng yêu cầu riêng, đặc thù)
Với kĩ thuật ép nhũ, túi giấy của bạn sẽ được phủ một lớp nhũ lấp lánh. Đây được xem là một trong những kĩ thuật gia công tạo được hiệu ứng bắt mắt và thu hút nhất. Với phương pháp này, túi xách giấy khoác lên mình bộ áo lịch sự, sang trọng và quý phái, thông qua đó khẳng định được uy tín, và sự chuyên nghiệp của cá nhân. Ép nhũ lên chiếc túi giấy là phương pháp hay để gây ấn tượng với khách hành của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Top 8 công ty in túi giấy chất lượng tại Hà Nội với chi phí rẻ
Hình ảnh ép nhũ lên túi giấy
3. Kỹ thuật bế thành phẩm:
Các sản phẩm túi giấy ngày càng được trau chuốt, đầu tư về mẫu mã, chất lượng. Mục đích hướng tới là để thỏa mãn thị hiếu ngày càng cao của những khách hàng khó tính trong tạo hình các ấn phẩm.
Quy trình bế cần những bước nào?
Làm khuôn: Đây là một tổ hợp các lưỡi dao được uốn liên kết với nhau và gắn trên đế gỗ hay kim loại. Nhiệm vụ vủa mỗi lưỡi dao là khác nhau, được người thợ uốn thủ công hoặc lập trình tự động tùy vào độ phức tạp của hình thù cần bế.
Bế: Tạo hình ấn phẩm theo đúng yêu cầu thiết kế
Nhìn chung, bế là công đoạn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất túi giấy ngày nay. Hình ảnh trực quan đang chứng minh tầm quan trong của nó và bế sẽ giúp cho các sản phẩm túi giấy phát huy tối đa tính sáng tạo, thu hút sự chú ý của người đối diện.
4. Công đoạn Gấp túi giấy
Những tờ giấy rời rạc sau khi được bế sẽ được những bàn tay khéo léo sẽ gấp chúng lại thành những chiếc túi giấy theo mẫu mà khách hàng mong muốn. Từ những công đoạn gấp mép giấy, quan trọng nhất là phần đầu và đáy túi, chiếc túi giấy sẽ thành hình trong tích tắc. Thường mỗi giai đoạn gấp túi sẽ do một đội phụ trách để chuyên môn hóa và đẩy nhanh thời gian thực hiện hơn.
5. Dán cạnh túi và đáy túi
Dán cạnh túi và đáy túi được thực hiện song song với gấp mép túi giấy. Sử dụng keo dán trực tiếp lên túi và khéo léo gấp chiếc túi giấy thành hình dạng như mong muốn. Công đoạn này cần làm một các khéo léo để lớp keo không bị dính vào nơi không cần thiết trên sản phẩm, ảnh hưởng đến giấy và thành phẩm cuối cùng.
6. Đục lỗ túi giấy thủ công
Đục lỗ có thể sử dụng bằng máy hoặc thủ công. Thường đối với các đơn hàng gia công túi tại nhà ít có thể sẽ dùng dụng cụ đục lỗ bằng tay để thực hiện. Những chiếc lỗ chính là nơi dùng để xỏ chiếc dây xách tiện lợi vô cùng quen thuộc của túi giấy.
7. Đóng khoen
Bên cạnh hình thức đục lỗ, một số khách hàng kỹ tính sẽ muốn kết hợp với những chiếc khoen đóng để gia tăng phần chắc chắn cho dây xách, giúp túi giấy chịu được trọng lượng nặng hơn mà không làm rách giấy. Thông thường công đoạn đóng khoen sẽ được làm thủ công, sử dụng vật nặng hoặc những chiếc búa để đóng khoen chắc vào túi giấy.
8. Xỏ dây túi
Dây là vật đi kèm không còn xa lạ với chiếc túi giấy. Sau khi được đục lỗ hoặc xỏ khoen, những người thợ gia công sẽ giỏ những chiếc dây qua để làm quai xách, thắt lại để dây không tuột ra khỏi khoen. Công đoạn xỏ dây này phải làm bằng thủ công từ bàn tay khéo léo của người thợ để chắc chắn dây không bị sút ra.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về kỹ thuật và gia công túi giấy phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và lựa chọn được kỹ thuật in, gia công khi thiết kế in ấn túi giấy phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi, đừng ngần ngại hãy bình luận ngay phía dưới để được nhân viên kỹ thuật In An Anh tư vấn và giải đáp giúp bạn.
Vậy để quý khách có một chiếc túi giấy hoàn thiện đẹp, chất lượng hãy đến In An Anh để đặt dịch vụ gia công sau in túi giấy.
Một số hình ảnh về xưởng in túi giấy An Anh để quý khách tham khảo: